1. Tem hóa chất là gì?

2. Vì sao in tem hóa chất lại quan trọng?
- Đảm bảo an toàn: Tem nhãn cung cấp các thông tin cần thiết về hóa chất giúp người dùng hạn chế các tai nạn do hóa chất gây ra. Đồng thời, cũng thông báo cho người dùng các rủi ro tiềm ẩn và quy trình xử lý vấn đề phù hợp.
- Tuân thủ quy định: Các quy định và luật lệ về an toàn hóa chất thường yêu cầu các sản phẩm hóa chất phải có tem nhãn đầy đủ thông tin. Bằng cách tuân thủ các quy định về tem hóa chất giúp doanh nghiệp hạn chế bị kỷ luật và duy trì môi trường làm việc an toàn.
- Tạo điều kiện giao tiếp: Nhãn dán được xem là công cụ giao tiếp giúp cung cấp các thông tin quan trong cho người sử dụng. Điều này giúp đảm bảo rằng tất cả mọi người đều hiểu rõ về các yêu cầu an toàn và các biện pháp xử lý khi tiếp xúc với hóa chất.

XEM THÊM: Báo giá in tem nước rửa chén số lượng lớn theo yêu cầu
3. Ngành nào cần tuân thủ quy định về in tem nhãn hoá chất?
- Ứng dụng trong nông nghiệp (phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật,….)
- Ứng dụng trong sản xuất dược phẩm (thông tin thành phần, dược liệu, công dụng,…)
- Ứng dụng trong sản xuất máy móc và động cơ
- Ứng dụng trong ngành làm đẹp và mỹ phẩm
4. Vật liệu nào thường dùng in tem nhãn hóa chất?
Các vật liệu thường dùng để in tem nhãn hóa chất cần đảm bảo khả năng chống nước, chịu nhiệt, kháng hóa chất và bám dính tốt trên nhiều bề mặt (chai lọ nhựa, kim loại, thủy tinh…). Dưới đây là những chất liệu phổ biến:
4.1. Decal nhựa PVC (trắng hoặc trong)
-
Chống thấm nước, chống mài mòn.
-
Bám dính tốt trên bề mặt nhẵn hoặc hơi cong.
-
Phù hợp với môi trường có độ ẩm hoặc tiếp xúc hóa chất nhẹ.
4.1. Decal nhựa PE/PP
-
Dẻo, bền, chịu được co giãn nhẹ.
-
Phù hợp cho bao bì nhựa mềm, chai nhựa dễ biến dạng.
-
Kháng hóa chất và dung môi tốt.
4.3. Decal PET (Polyester)
-
Chịu nhiệt, chịu lực và chống hóa chất mạnh.
-
Thường dùng cho tem nhãn cảnh báo, tem hướng dẫn trên thùng hóa chất công nghiệp.
-
Không bị bong tróc trong điều kiện khắc nghiệt.
Tùy theo môi trường sử dụng và loại hóa chất cụ thể, In Sơn Nguyên sẽ tư vấn loại vật liệu phù hợp nhất để đảm bảo độ bền, an toàn và hiệu quả thông tin của tem nhãn.
5. Những thông tin phải có trên mẫu in tem hóa chất
Thông tin cần có
|
Nội dung chi tiết
|
Tên hóa chất |
Tên sản phẩm hoặc tên thương mại, tên hóa học hoặc tên phổ biến.
|
Thành phần hóa chất |
Thành phần chính và nồng độ của các chất trong sản phẩm (thể hiện bằng % hoặc nồng độ cụ thể).
|
Biểu tượng và ký hiệu nguy hiểm |
Các biểu tượng và ký hiệu cảnh báo nguy hiểm, như dễ cháy, độc hại, ăn mòn, gây kích ứng, v.v.
|
Cảnh báo nguy cơ |
Các cảnh báo về nguy cơ có thể gặp phải khi sử dụng, chẳng hạn như “Dễ cháy”, “Gây kích ứng mắt”, “Độc hại nếu nuốt phải”.
|
Biện pháp phòng ngừa |
Hướng dẫn phòng tránh nguy hiểm, sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) như găng tay, kính bảo hộ, khẩu trang, v.v.
|
Hướng dẫn sử dụng và lưu trữ |
Cách sử dụng an toàn và điều kiện lưu trữ phù hợp, như “Lưu trữ nơi khô ráo, tránh nguồn nhiệt”.
|
Biện pháp sơ cứu và xử lý sự cố |
Hướng dẫn sơ cứu khi xảy ra tai nạn (ví dụ, rửa mắt nếu dính hóa chất), cách xử lý khi hóa chất bị tràn đổ hoặc rò rỉ.
|
Thông tin nhà sản xuất/nhập khẩu |
Tên, địa chỉ và số điện thoại của nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu, số điện thoại khẩn cấp để hỗ trợ khi cần.
|
Ngày sản xuất và hạn sử dụng |
Ghi rõ ngày sản xuất và hạn sử dụng để đảm bảo sử dụng trong thời gian an toàn.
|
Mã lô hàng hoặc số lô sản xuất |
Mã hoặc số lô để truy xuất nguồn gốc khi cần kiểm tra hoặc điều tra các vấn đề liên quan.
|
- Hóa chất được nhập khẩu vào Việt Nam bắt buộc nội dung trên nhãn phải là Tiếng Việt, nếu chưa có nhãn gốc bắt buộc phải có nhãn phụ.
- Nội dung trên nhãn phụ bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hóa chất.
- Nội dung ghi trên nhãn phụ phải trùng hợp với nội dung ghi trên nhãn gốc.
- Nhãn phụ hóa chất phải đặt ở vị trí dễ dàng nhận biết hoặc trên bao bì đóng gói của sản phẩm.
- Thông tin trên tem nhãn phụ hóa chất phải được dịch nguyên bản ra tiếng Việt và bổ sung các thông tin bắt buộc (nếu có).
- Các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp bắt buộc phải chịu trách nhiệm về tính chính xác và xác thực của toàn bộ nội dung.
- Nội dung phải phải ánh đúng tính chất, đặc điểm, nguồn gốc xuất xứ.
- Trong trường hợp, các hàng hóa không được xuất khẩu hoặc phải trả về, bắt buộc phải có dòng chữ in đậm “Hàng được sản xuất tại Việt Nam”.
XEM THÊM: In tem nhãn thuốc Đông Y giá rẻ, miễn phí thiết kế
6. Kích thước phổ biến theo dung tích tem nhãn hoá chất
- Dung tích dưới 100 ml: Nhãn có kích thước khoảng 2 x 3 cm hoặc 3 x 3 cm. Thích hợp cho các chai nhỏ hoặc ống thử.
- Dung tích từ 100 ml đến 1 lít: Nhãn thường có kích thước khoảng 5 x 7 cm hoặc 7 x 10 cm. Đảm bảo hiển thị đủ các biểu tượng và thông tin cảnh báo cơ bản.
- Dung tích từ 1 lít đến 5 lít: Nhãn nên có kích thước từ 10 x 15 cm trở lên để các thông tin và cảnh báo dễ nhận diện.
- Dung tích trên 5 lít (can, thùng lớn): Kích thước nhãn từ 15 x 20 cm hoặc lớn hơn để bảo đảm đọc rõ các thông tin quan trọng từ xa.
Lưu ý:
- Biểu tượng cảnh báo: Ttheo GHS, các biểu tượng phải có kích thước đủ lớn và rõ ràng, thông thường từ 1 x 1 cm đến 3 x 3 cm tùy vào tổng kích thước nhãn.
- Ký hiệu nguy hiểm và chữ cảnh báo: Theo GHS, ký hiệu và chữ cần dễ đọc ở khoảng cách ít nhất 30 cm. Kích thước chữ tối thiểu khoảng 6 pt đối với các chai nhỏ và ít nhất 10 pt đối với các thùng lớn.

7. Hình dáng mẫu in tem nhãn hóa chất phổ biến hiện nay
Hình dáng | Đặc điểm | Ưu điểm | Nhược điểm | Ứng dụng |
Hình chữ nhật | Phổ biến nhất, dễ sắp xếp thông tin đầy đủ. | Tối ưu hóa không gian để hiển thị thông tin, dễ dán lên bề mặt phẳng. | Không phù hợp với bề mặt cong. |
Chai, thùng hoặc can chứa có bề mặt phẳng.
|
Hình vuông | Hình dáng cân đối, dễ nhận diện thông tin. | Giúp bố trí thông tin, ký hiệu cảnh báo cân đối, dễ nhìn. | Ít không gian hơn so với hình chữ nhật. |
Các chai lọ nhỏ hoặc hộp đựng hóa chất, chứa thông tin cảnh báo chính.
|
Hình tròn hoặc elip | Dễ dán trên bề mặt cong. | Phù hợp với chai lọ tròn, dễ dán, không bị nhăn hay bong tróc. | Giới hạn về không gian hiển thị thông tin. |
Chai lọ tròn nhỏ chứa hóa chất gia dụng, hóa chất phòng thí nghiệm.
|
Hình tam giác (cảnh báo) | Đặc biệt dùng cho các ký hiệu cảnh báo nguy hiểm. | Dễ thu hút sự chú ý và nhận diện từ xa, cảnh báo nguy hiểm hiệu quả. | Ít không gian, thường chỉ hiển thị biểu tượng cảnh báo. |
Hóa chất độc hại, dễ cháy hoặc ăn mòn cần cảnh báo nguy hiểm đặc biệt.
|
Hình dáng tùy chỉnh | Được thiết kế đặc biệt theo yêu cầu bao bì hoặc thương hiệu. | Tăng tính thẩm mỹ, nhận diện thương hiệu, vẫn đảm bảo chứa các thông tin bắt buộc. | Tốn kém chi phí thiết kế, không tối ưu cho các cảnh báo chuẩn. |
Sản phẩm hóa chất đặc thù hoặc cần nhận diện thương hiệu riêng.
|
Kết hợp nhiều hình dáng | Kết hợp nhiều phần như hình chữ nhật với các biểu tượng hình tam giác, hình tròn ở góc. | Tối ưu không gian, phân biệt rõ từng loại thông tin (cảnh báo, hướng dẫn an toàn). | Có thể làm tem nhãn phức tạp, khó nhìn đối với bao bì nhỏ. |
Hóa chất công nghiệp hoặc các sản phẩm có nhiều yêu cầu cảnh báo và hướng dẫn chi tiết.
|
THAM KHẢO:
- 50+ Mẫu in tem nhãn thực phẩm đẹp, giá rẻ
- In tem nhãn rượu ĐẲNG CẤP – NHANH – SỐ LƯỢNG LỚN