Theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 14/04/2017 về nhãn hàng hóa, các sản phẩm lưu thông trên thị trường Việt Nam bắt buộc phải có nhãn hàng hóa, trừ một số trường hợp ngoại lệ. Quy định về nội dung trên tem nhãn cần được thể hiện đầy đủ, rõ ràng, không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.
1.1. Nội dung bắt buộc trên tem nhãn
Quy định tem nhãn sản phẩm cần phải có các thông tin bắt buộc sau đây:
- Tên sản phẩm: Tên hàng hóa phải được thể hiện rõ ràng, phản ánh đúng bản chất sản phẩm. Không sử dụng từ ngữ gây hiểu nhầm hoặc thông tin không đúng sự thật.
- Xuất xứ hàng hóa: Phải ghi rõ sản phẩm được sản xuất tại quốc gia nào (ví dụ: “Sản xuất tại Việt Nam”, “Made in Japan”). Nếu hàng hóa được lắp ráp hoặc gia công tại Việt Nam nhưng nguyên liệu từ nước khác, cần ghi cụ thể.
- Thông tin nhà sản xuất: Theo quy định về in tem nhãn, các thông tin tên, địa chỉ của nhà sản xuất hoặc doanh nghiệp giúp chịu trách nhiệm về sản phẩm.
- Thành phần hoặc cấu tạo: Đối với thực phẩm, mỹ phẩm, thuốc, cần ghi rõ thành phần và hàm lượng.
- Hạn sử dụng: Hạn sử dụng hoặc ngày sản xuất và thời hạn sử dụng (nếu có).
- Hướng dẫn sử dụng và bảo quản: Cách sử dụng sản phẩm và điều kiện bảo quản.
- Thông tin cảnh báo: Các cảnh báo an toàn (nếu có), đặc biệt đối với hàng hóa dễ cháy nổ hoặc có hại cho sức khỏe.
1.2. Quy định về ngôn ngữ trên tem nhãn
Nhãn hàng hóa phải thể hiện bằng tiếng Việt, trừ các trường hợp sau:
-
- Tên quốc tế hoặc tên riêng không thể dịch ra tiếng Việt.
- Hàng hóa nhập khẩu cần có nhãn phụ bằng tiếng Việt kèm theo nhãn gốc.
Quy định khi in tem nhãn mác, đối với hàng hóa tiêu thụ trong nước, tiếng Việt phải là ngôn ngữ chính, rõ ràng và dễ hiểu.
1.3. Quy định về kích thước và hình thức
- Kích thước tem nhãn: Phải đủ lớn để thể hiện đầy đủ nội dung bắt buộc.
- Hình thức thể hiện: Nội dung trên tem nhãn cần in rõ ràng, không bị phai mờ hoặc trầy xước trong quá trình lưu thông.
1.4. Quy định về mã số, mã vạch
Theo quy định tại Nghị định 74/2018/NĐ-CP, sản phẩm cần có mã số mã vạch để hỗ trợ việc kiểm soát thông tin sản phẩm, truy xuất nguồn gốc và kiểm tra chất lượng.
1.5. Quy định in tem nhãn phụ hàng hóa nhập khẩu
Tem phụ hàng nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc minh bạch thông tin sản phẩm, đồng thời giúp người tiêu dùng nắm rõ các đặc điểm của hàng hóa khi lưu thông tại thị trường Việt Nam. Cùng tìm hiểu các quy định chính liên quan đến tem phụ theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP.
Ngôn ngữ và nội dung bắt buộc trên tem phụ
Yêu cầu về ngôn ngữ (Khoản 3 Điều 7)
Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam nếu nhãn gốc không đủ nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì cần phải bổ sung tem phụ bằng tiếng Việt, đồng thời giữ nguyên nhãn gốc. Nội dung dịch phải trung thực và tương ứng với nhãn gốc.
Nội dung tem phụ (Khoản 4 Điều 8)
- Nội dung tem phụ phải dịch nguyên văn từ nhãn gốc.
- Bổ sung các thông tin bắt buộc theo quy định tại Nghị định này mà nhãn gốc còn thiếu.
- Phải đảm bảo tính chính xác, trung thực, không làm sai lệch bản chất hoặc nguồn gốc của hàng hóa.
Các thông tin cần thiết trên tem phụ
Theo Điều 10, các thông tin cơ bản cần có trên tem phụ gồm:
- Tên hàng hóa: Giúp người tiêu dùng dễ nhận diện sản phẩm.
- Xuất xứ hàng hóa: Thể hiện nguồn gốc sản phẩm.
- Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm: Ghi rõ tên không viết tắt.
- Thành phần hóa học (nếu có): Đảm bảo minh bạch về thành phần.
- Công dụng và cách dùng: Hướng dẫn chi tiết để sử dụng an toàn, hiệu quả.
- Khối lượng/thể tích: Xác định định lượng cụ thể.
- Số lô sản xuất, ngày sản xuất và hạn sử dụng: Đảm bảo khả năng truy xuất nguồn gốc.
- Lưu ý khi bảo quản hoặc sử dụng: Các khuyến nghị hoặc điều kiện bảo quản.
Quy định về tên và địa chỉ trên tem phụ
- Không được viết tắt tên và địa chỉ chịu trách nhiệm.
- Đối với hàng nhập khẩu, cần ghi đầy đủ thông tin của:
- Nhà sản xuất.
- Đơn vị nhập khẩu hoặc đại lý phân phối.
- Đối với hàng hóa nhượng quyền hoặc lắp ráp tại Việt Nam, bổ sung thêm thông tin tổ chức/cá nhân nhượng quyền hoặc lắp ráp.
Quy định về ngày sản xuất và hạn sử dụng
Theo Điều 14 và Phụ lục III:
- Ngày sản xuất và hạn sử dụng phải ghi rõ ràng, theo thứ tự ngày/tháng/năm hoặc tháng/năm, kèm chú thích nếu dùng định dạng khác.
- Cho phép ghi khoảng thời gian sử dụng kể từ ngày sản xuất hoặc ngược lại.
- Hàng hóa được đóng gói lại phải ghi ngày đóng gói kèm hạn sử dụng dựa trên nhãn gốc.
2. Thông tin bắt buộc trên nhãn hàng hoá theo loại sản phẩm
Tại In Sơn Nguyên, chúng tôi đảm bảo quy định về in tem nhãn hàng hoá do chúng tôi thiết kế và in đều tuân thủ nghiêm ngặt quy định pháp luật. Dưới đây là các nội dung cần thiết trên nhãn theo từng nhóm hàng hoá:
2.1. Nhóm hàng lương thực
- Định lượng.
- Ngày sản xuất.
- Hạn sử dụng.
- Thông tin cảnh báo (nếu có).
2.2. Nhóm hàng thực phẩm
- Định lượng.
- Ngày sản xuất.
- Hạn sử dụng.
- Thành phần và giá trị dinh dưỡng.
- Thông tin cảnh báo.
- Công dụng, cách bảo quản, hướng dẫn sử dụng.
2.3. Nhóm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ
- Định lượng.
- Ngày sản xuất.
- Hạn sử dụng.
- Thành phần, giá trị dinh dưỡng.
- Công dụng, đối tượng sử dụng, hướng dẫn sử dụng, cách bảo quản.
- Khuyến cáo nguy cơ nếu có.
- Cần ghi rõ: “Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ” và “Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.
3. Xử phạt vi phạm về nhãn mác hàng hoá
Theo quy định tại Nghị định 119/2017/NĐ-CP, các hành vi vi phạm về in tem nhãn mác hàng hoá có thể bị xử phạt như sau:
- Hàng hoá nhãn mác bị rách nát, mờ, bị che lấp không đọc được các thông tin bắt buộc.
- Nhãn ghi sai quy định pháp luật.
- Hàng nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt.
Mức phạt giao động từ 500.000 đến 100 triệu đồng, tùy thuộc mức độ vi phạm. Ngoài ra, cá nhân/doanh nghiệp vi phạm phải thu hồi, tiêu huỷ nhãn hàng hoá không đúng quy định.
4. Lưu ý quan trọng khi in tem nhãn theo quy định pháp luật
- Lựa chọn nhà in uy tín: Hợp tác với đơn vị in ấn có kinh nghiệm, sử dụng công nghệ in hiện đại để đảm bảo chất lượng. Đồng thời, doanh nghiệp cần kiểm tra kỹ file thiết kế trước khi in hàng loạt.
- Đảm bảo nội dung chính xác: Kiểm tra kỹ thông tin trước khi đưa vào tem nhãn đảm bảo quy định về in tem nhãn. Tham khảo ý kiến của bộ phận pháp lý hoặc chuyên gia nếu cần.
- Chất liệu tem nhãn phù hợp: Lựa chọn chất liệu in bền bỉ, phù hợp với sản phẩm và môi trường lưu thông (chống nước, chịu nhiệt, chống xước).
- Tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật: Đảm bảo nội dung trên tem nhãn được in rõ ràng, không bị nhòe mực hoặc phai màu trong quá trình sử dụng.
5. In Sơn Nguyên in tem nhãn hàng hoá đúng quy định
Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực in ấn, In Sơn Nguyên cung cấp dịch vụ đảm bảo quy định in tem nhãn dán decal:
- Thiết kế và in tem nhãn hàng hoá theo yêu cầu, đảm bảo tính chính xác, đúng quy chuẩn pháp luật.
- Đội ngũ kỹ thuật viên luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ khách hàng 24/7 tìm ra giải pháp in ấn tối ưu nhất.
- Trang bị hệ thống máy móc in decal chai nhựa hiện đại, đảm bảo chất lượng sản phẩm sắc nét, màu sắc tươi tắn và độ bền cao.
- Cung cấp đa dạng các loại decal: Decal giấy, decal nhựa, decal trong, decal vỡ, decal 7 màu, decal voi… đáp ứng mọi nhu cầu in nhãn dán chai nhựa của khách hàng.
- Cam kết giao hàng đúng hẹn, thời gian giao hàng từ 3-4 ngày đáp ứng tiến độ sản xuất của khách hàng.00
- Chính sách giá cả hợp lý, cùng nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn dành cho khách hàng.
- Luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng trong suốt quá trình từ khâu thiết kế in decal dán chai nhựa đến giao hàng và sau bán hàng.
- Sản xuất trực tiếp tại xưởng giúp Sơn Nguyên kiểm soát chặt chẽ chất lượng in tem dán chai nhựa ở mọi công đoạn, và cung cấp sản xuất với số lượng lớn.
Việc tuân thủ quy định về in tem nhãn không chỉ giúp doanh nghiệp hoạt động hợp pháp mà còn tăng cường uy tín, nâng cao giá trị sản phẩm trong mắt người tiêu dùng. Hãy đảm bảo tem nhãn của bạn được thiết kế, in ấn và sử dụng đúng theo các tiêu chuẩn pháp luật để tránh những rủi ro không đáng có. Liên hệ với các đơn vị in ấn chuyên nghiệp và am hiểu quy định pháp luật để được hỗ trợ tốt nhất!