Máy in Letterpress là gì? Phân loại và các tính năng cơ bản

Avatar CEO Nguyễn Sơn
Hiện nay, trên thị trường máy in letterpress có chức năng vô cùng hiện đại. Loại máy in này đánh dấu bước ngoặt chuyển giao khi truyền tải thông tin. Cho đến nay, nó vẫn giữ được vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực. Cùng xưởng in tem nhãn In Sơn Nguyên tìm hiểu về loại máy này qua bài viết dưới đây.

1. Máy in Letterpress là gì?

Máy in Letterpress là sự kết hợp của in dập chìm, in dập nổi và phun màu để tạo ra chất lượng in với kỹ thuật đa dạng màu sắc, mang lại ấn tượng cực kỳ cao.
Đồng thời, máy in Letterpress được nhận xét là khá thân thiết với người sử dụng, chất lượng in không hề kém cạnh so với máy in Flexo. Do vậy, nó được sử dụng nhiều trong dây chuyền sản xuất hiện đại, dùng để in tem nhãn label.
Ngày nay, máy in Letterpress được ứng dụng trong các lĩnh vực như thiệp cưới, poster, và sản phẩm thủ công sử dụng kỹ thuật Letterpress.
máy in letterpress
Máy in Letterpress dùng trong dây chuyền sản xuất hiện đại
Ngày nay, máy in này được dùng nhiều tùy thuộc vào nhu cầu của người dùng. Máy có nhiều sự lựa chọn với các tính năng khác nhau. Tóm lại, từ việc in ấn cho đến ép thì máy in Letterpress đều hoạt động khép kín với chương trình tự động để tạo ra sản phẩm đẹp và chất lượng.
>>>> XEM THÊM:Ép nhũ là gì? Ứng dụng ép nhũ trong in tem nhãn decal

2. Lịch sử hình thành máy in Letterpress 

Máy in Letterpress là một trong những phát minh quan trọng nhất trong lịch sử in ấn, đóng vai trò thay đổi hoàn toàn cách thức truyền tải thông tin và văn hóa nhân loại. Bắt đầu từ Johannes Gutenberg, một thợ kim hoàn người Đức, phát minh ra máy in sử dụng các con chữ di động (movable type) khoảng năm 1440.

Đến thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, máy in Letterpress trở nên phổ biến trong in ấn sách, báo, và nhiều tài liệu khác. Đây là thời kỳ phát triển đỉnh cao của kỹ thuật in Letterpress với sự ra đời của nhiều loại máy in hiện đại hơn, điển hình là máy in Heidelberg, được ưa chuộng rộng rãi.

Tuy nhiên đến giữa thế kỷ 20, sự ra đời của in offset tiết kiệm chi phí hơn so với Letterpress, dẫn đến sự giảm sút trong việc sử dụng máy in Letterpress.
Đến cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, in kỹ thuật số dần thay thế hoàn toàn máy in Letterpress trong các ứng dụng in ấn phổ thông. Ngày nay, máy in Letterpress được cải tiến nổi bật với hình thức in chìm in dập nổi mang lại vẻ đẹp cổ điển, độc đáo và sang trọng.
>>>> XEM THÊM: Máy in Offset – Chi tiết cấu tạo, phân loại và nguyên lý hoạt động

2. Nguyên lý hoạt động in tem nhãn bằng máy in Letterpress

Quá trình in ấn bằng máy in Letterpress diễn ra chủ yếu là trực tiếp, số ít còn lại diễn ra gián tiếp. Một số bước để hoạt động máy in như sau:
  • Mực được vận chuyển qua lô trung gian bằng lô máng mực, sau đó giàn đều. Lô chà mực sẽ thực hiện chà lên bề mặt các phần tử cao hơn bản in tuỳ theo độ dày của hình ảnh.
  • Hệ thống nạp và truyền dẫn băng vật liệu đi qua nơi tiếp xúc giữa ống bản và ống ép in. Trong trường hợp in gián tiếp, giấy sẽ đi qua vùng tiếp xúc giữa ống offset và ống in.
  • Hoàn thành in 1 màu thì tờ in được dẫn sang đơn vị khác để in tiếp màu khác.
  • Sau khi in đủ màu theo yêu cầu và sấy khô thì giấy được chuyển qua bộ phận gia công.
máy in letterpress
Nguyên lý hoạt động của máy in Letterpress
>>>> XEM THÊM: Mực in Offset: Đặc điểm, cấu tạo và ứng dụng phổ biến

3. Kinh nghiệm in tem nhãn bằng phương pháp in Letterpress

Mực in Offset không có nhiều yêu cầu bắt buộc, nhưng để tạo tập tin cho tem nhãn bằng phương pháp in Letterpress cần chú ý một số điều sau:
  • Màu sắc mực in: sử dụng các màu pha hay màu phối hợp CMYK. Tuy nhiên, màu phối hợp cần chỉ rõ mỗi màu được sử dụng.
  • Màu sắc giấy: để tạo hình được đẹp, bạn nên chọn mực đen trên nền giấy sáng. Hoặc mực sáng trên nền giấy sẫm màu. Máy in sử dụng dập nổi nhũ lá thay vì in. Các chữ hoặc hình có thể in 2 lần cùng màu để tăng mật độ màu.
  • T’ram: sử dụng T’ram thô dưới 85 Ipi để in hình ảnh tầng thứ. Nên dùng một màu thứ 2 thay cho T’ram một màu.
  • Độ dày: hình vẽ không có đường quá mảnh và phải trên ¼ point.
  • Phông chữ: chữ trên 5 point, kích thước điểm trên 12 point.
  • Nền bệt: nền bệt của letterpress khác với nền bệt của offset vì letterpress có nền dày hơn. Bên cạnh đó, các loại chữ mảnh hoặc dòng kẻ mỏng rất khó lên hình, nếu sử dụng giấy mỏng sẽ khiến vùng bệt bị gợn sóng.
  • Chồng màu: Letterpress có khả năng chồng màu khá tốt. Nhưng các trapping và đường nét lại không bằng in Offset. Màu trầm có thể in đè lên các màu sáng hơn.
  • Độ sâu: loại giấy letterpress rất mềm và dày nên có thể tạo hình ảnh sâu. Máy in thường giảm áp lực để thực hiện mặt sau dập nổi của tờ giấy.
  • Bề cắt, dập nổi, tạo gân: được sử dụng tốt trong kỹ thuật in letterpress. Những chi tiết khó và phức tạp nên bàn bạc kỹ với kỹ thuật viên để tạo ra sản phẩm tốt nhất.
máy in letterpress
máy in letterpress
Bạn nên chọn nền giấy sáng khi chọn mực đen để làm nổi bật màu
>>>> XEM THÊM: Tham khảo ngay bảng giá in tem nhãnin tem decal số lượng lớn tại Hà Nội 

4. Các tính năng cơ bản của máy in Letterpress

Theo thời gian, phương pháp in bằng máy in Letterpress được sử dụng nhiều trở lại và sản xuất ra các sản phẩm có độ thẩm mỹ rất cao. Dưới đây là một số tính năng chính mà Letterpress mang lại:
  • Sử dụng hệ thống chỉnh lệch khiến máy hoạt động ổn định.
  • Chức năng công nghệ cảm biến quang điện theo dõi màu định vị lần thứ 2.
  • Vị trí cung cấp mực in tự động điều chỉnh để phù hợp tốc độ.
  • Hệ thống điều khiển bằng servo bằng màn hình cảm ứng giúp truyền mực ổn định.
  • Bộ truyền động, điều khiển, hệ thống servo độc lập có kết cấu tách biệt.
  • Mô tơ servo của đầu kéo giất không sử dụng hộp giảm tốc nên không bị màn mòn.
  • Thay đổi hình ảnh nhanh, chính xác, điều chỉnh tốc độ chồng màu ổn định.
máy in letterpress
Máy in Letterpress in ra các thành phẩm có độ thẩm mỹ và chất lượng tốt

5. So sánh  3 hình thức In Letterpress, In Offset, và In Kỹ thuật số

Tiêu chí In Letterpress In Offset In Kỹ thuật số
Hiệu ứng in Tạo hiệu ứng nổi, chìm đặc trưng Bề mặt phẳng, mịn
Bề mặt phẳng, không có hiệu ứng nổi, chìm
Độ sắc nét và chi tiết Tốt cho chi tiết lớn, không phù hợp với chi tiết nhỏ Độ phân giải cao, tái hiện chi tiết phức tạp tốt
Độ phân giải tốt, tái hiện chi tiết nhỏ khá tốt
Khả năng in nhiều màu Hạn chế, từng màu phải in riêng biệt In nhiều màu chuẩn, chính xác
In nhiều màu tốt, có thể tùy chỉnh từng bản in
Chất liệu giấy Phù hợp với giấy dày, sần Phù hợp với nhiều loại giấy
Phù hợp với nhiều loại giấy, kể cả giấy ảnh
Số lượng in Phù hợp với số lượng nhỏ, không hiệu quả cho số lượng lớn Phù hợp với in số lượng lớn, hiệu quả về chi phí
Phù hợp với số lượng ít hoặc vừa, không hiệu quả cho in số lượng lớn
Chi phí Cao do quy trình thủ công và yêu cầu khuôn in Thấp hơn so với Letterpress nếu in số lượng lớn
Chi phí thấp cho số lượng nhỏ, cao nếu in số lượng lớn
Tốc độ in Chậm, đòi hỏi thời gian chuẩn bị dài Nhanh hơn, phù hợp với sản xuất hàng loạt
Rất nhanh, in theo yêu cầu
Tính thẩm mỹ Độc đáo, cổ điển, có giá trị nghệ thuật cao Chất lượng màu sắc ổn định, ít tính nghệ thuật
Chất lượng ổn định, có thể cá nhân hóa nội dung
Ứng dụng phổ biến Thiệp cưới, danh thiếp, thiệp nghệ thuật Báo chí, tạp chí, sách, tài liệu quảng cáo
Poster, thiệp, tài liệu quảng cáo nhanh, in cá nhân hóa
Khả năng tùy chỉnh Hạn chế, khó thay đổi từng bản in Khó thay đổi từng bản in
Linh hoạt, dễ thay đổi nội dung cho từng bản in
Trên đây là bài viết về máy in Letterpress cũng như nguyên lý hoạt động của loại máy này. Mong rằng với những chia sẻ này sẽ giúp bạn có thông tin hữu ích để có kinh nghiệm trong việc in ấn tem nhãn phù hợp với nhu cầu. Hãy liên hệ In Sơn Nguyên ngay để được hỗ trợ và giải đáp thắc mắc miễn phí.
CÔNG TY CỔ PHẦN IN SƠN NGUYÊN
  • Địa chỉ: Đội 8 Vĩnh Trung, Đại Áng, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội
  • Hotline: 0979.262.230
  • Email: congtyinsonnguyen@gmail.com
>>>> XEM THÊM: