Những điều cần biết khi chuẩn bị file in ấn mới nhất 2025

Avatar CEO Nguyễn Sơn

Khi chuẩn bị file in ấn, chỉ với một lỗi nhỏ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thành phẩm cuối cùng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm được những điểm cần thiết khi tạo file in ấn từ việc chọn định dạng file, màu sắc và lưu ý khi khi in file PDF. Cùng xưởng in tem nhãn In Sơn Nguyên tham khảo ngay nhé!

>>>> XEM THÊM: Máy in letterpress là gì? Phân loại và các tính năng cơ bản

1. Nên xuất file ở định dạng gì?

Khi chuẩn bị file in ấn, việc xuất file ở định dạng nào đóng vai trò vô cùng quan trọng. Việc chọn định dạng file cũng sẽ tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích sử dụng:
  • Xuất 1 file hình ảnh có đuôi .JPG: Sử dụng trong in ấn văn phòng, in hiflex kỹ thuật số hay in PP.
  • Xuất file gốc convert font và file hình ảnh đuôi .JPG: Sử dụng khá phổ biến trong in ấn, file gốc convert dùng để in ấn chính xác và file hình ảnh JPG dùng để xem trước, đối chiếu nội dung.
  • Xuất file gốc converter và file .PDF: File nào cũng đều có thể in ấn, tùy vào yêu cầu về chất lượng và mức độ chi tiết.
  • Bộ file hoàn chỉnh gồm file gốc chưa convert font + bộ chữ dùng trong mẫu thiết kế + file có đuôi .PDF + file có đuôi .JPG + hình ảnh được link trong mẫu thiết kế: Có thể đóng gói thành 1 folder mới hoặc nếu thiết kế bằng các phần mềm như Adobe, InDesign sẽ tự động xuất thành folder riêng.
file-in-an (6)
Việc lựa chọn định dạng file in ấn còn phụ thuộc vào nhu cầu và mục đích sử dụng
>>>> XEM THÊM:
  • Máy in Offset – Chi tiết cấu tạo, phân loại và nguyên lý hoạt động
  • Mực in Offset: Đặc điểm, cấu tạo và ứng dụng phổ biến

2. Hiển thị màu sắc của file in ấn

Có một số điểm bạn cần lưu ý về màu sắc của file in ấn:

  • Trên mỗi màn hình của mỗi dòng máy tính khác nhau thì màu sắc của mẫu thiết kế cũng có sự khác nhau.
  • Màu sắc in ấn của máy in phun công ty thường khác so với những sản phẩm cuối cùng được in phun bằng máy in chuyên dụng.
  • Đặc biệt màu sắc trên máy in proof sẽ không giống với sản phẩm in thật.
  • Màu sắc cũng có thể thay đổi khi in số lượng lớn dù in trên cùng một máy, ví dụ như tờ thứ 150 có thể màu sắc sẽ khác so với tờ thứ 3000.
Trước khi in ấn, bạn hãy lưu ý trước với khách hàng rằng bản in duyệt mẫu sẽ có chất lượng gần giống với sản phẩm thật, không thể đạt sự tuyệt đối. Trên bản in ký duyệt, bạn có thể thêm nội dung như sau: “Tôi hoàn toàn đồng ý in ấn với nội dung và mẫu thiết kế”, đặc biệt nhấn mạnh việc màu sắc có thể đậm nhạt khác nhau khoảng 3-5% do chất liệu giấy. Bên cạnh đó cũng cần tính đến việc bù trừ giấy do hao bớt khi chất lượng in không ổn định. 
>>>> XEM THÊM: In ống đồng là gì? Nguyên lý và quy trình in ống đồng

3. Hệ màu hay sử dụng cho file in ấn

Hệ màu thường được sử dụng cho file in ấn phổ biến nhất đó là CMYK và RGB.

3.1. Hệ màu CMYK cho file in ấn 

Màu CMYK được viết tắt từ các từ tiếng Anh đó là Cyan ( màu xanh lơ) – Magenta (màu hồng đậm) – Yellow (màu vàng) – Key ( ám chỉ màu đen). Màu CMYK đem lại màu sắc chính xác khi in ra hơn so với bản thiết kế. 
Màu CMYK được viết tắt từ các từ tiếng Anh đó là Cyan – Magenta – Yellow – Key 

3.2. Hệ màu PGB

Màu RGB được viết tắt bởi các từ tiếng Anh đó là Red (màu đỏ) – Green (màu xanh lá) – Blue (màu xanh dương). Đây là loại màu được tổng hợp từ ánh sáng trắng, thường được sử dụng nhiều trong thiết kế website và xử lý hình ảnh trên mạng xã hội, video…Lưu ý bạn có thể thiết kế bằng màu RGB để sử dụng được màu sắc phong phú, bắt mắt, nhưng trước khi in ấn có thể chuyển đổi sang CMYK để sản phẩm tránh được những sai lệch về màu sắc.
file-in-an (1)
Màu CMYK được viết tắt từ các từ tiếng Anh đó là Cyan – Magenta – Yellow – Key
>>>> XEM THÊM: Kĩ thuật in dập nổi là gì? Kinh nghiệm in dập nổi tem nhãn

4. Những lưu ý khi chuẩn bị file in ấn PDF

Khi chuẩn bị file in ấn dạng PDF, bạn cần lưu ý một số điều dưới đây để đảm bảo chất lượng và độ chính xác cao cho thành phẩm cuối cùng:

4.1. Tạo file PDF

Khi tạo file in ấn PDF, bạn hãy để thiết kế ở chế độ trang đơn, không nên để ở chế độ trang đôi, từ đó đội ngũ in ấn có thể dễ dàng đặt từng trang vào vị trí dàn trang, đảm bảo sự chính xác và tiết kiệm được thời gian. Ngoài ra, bạn nên tạo tài liệu bằng những phần mềm như QuarkXPress, PageMaker, hay InDesign thay vì Microsoft Word hoặc Publisher. Các file từ ứng dụng này sẽ không được chấp nhận.

file in ấn
Khi tạo file in ấn PDF, bạn hãy để thiết kế ở chế độ trang đơn

4.2. Hình thức trình bày

Để file in ấn có hình thức đẹp mắt, bạn hãy đảm bảo kích thước cuối cùng của tài liệu khớp với kích thước thành phẩm. Bạn nên đặt tràn lề từ mép ít nhất 3mm, đảm bảo rằng hình ảnh và nội dung quan trọng của tài liệu không bị cắt mất khi ra thành phẩm. Các chữ, đồ họa hoặc các chi tiết không sử dụng đều phải loại bỏ ra khỏi tài liệu. Ngoài ra, độ dày của đường kẻ tối thiểu là 0.25pt, tránh dùng Hairline cho ra những đường kẻ mảnh, khó nhìn.

4.3. Màu chữ

Về màu chữ, bạn không nên sử dụng màu Registration cho chữ và đường kẻ trong tài liệu, bởi màu này có thể gây mất nét hay mờ nhòe khi in ấn. Hãy sử dụng màu đen cho văn bản và đường kẻ, đảm bảo được rõ nét. Ngoài ra, bạn cần loại bỏ những màu sắc không sử dụng trong thiết kế, giúp tài liệu trở nên rõ ràng hơn. 

Khi sử dụng các màu đặc biệt, bạn nên chọn những màu pha chuẩn như Pantone 185 CV hay Pantone 185C VU. Nếu bạn muốn tạo màu Rich Black, bạn có thể pha trộn theo tỉ lệ 40% Cyan và 100% Black. Bạn sẽ không cần thêm Yellow hay Magenta, khi thêm có thể khiến màu đen bị lệch đi và gây khó khăn trong việc in ấn. 

file-in-an (5)
Bạn nên sử dụng font chữ màu đen, dễ nhìn

4.4. Font chữ

Khi xuất file in ấn dưới dạng PDF, bạn cần nhúng font chữ, giúp font chữ được nhúng trực tiếp vào file định dạng PDF, giúp font chữ hiển thị chính xác trên bất kỳ thiết bị nào. Khi lựa chọn kiểu chữ in nghiêng hay in đậm, bạn nên chọn ở Menu font thay vì chọn ở thanh công cụ. 

4.5. Hình ảnh

Khi sử dụng hình ảnh trong file in ấn, các hình ảnh được chép phải kèm theo file của bạn. Lưu ý, không được copy paste hình ảnh từ ứng dụng này sang ứng dụng khác, ví dụ như từ ứng dụng Microsoft Publisher sang QuarkXPress,  khiến cho hình ảnh bị giảm chất lượng. Bên cạnh đó, bạn không nên nhúng ảnh trực tiếp vào phần mềm dàn trang mà hãy gắn link hình ảnh.

Do đó, khi muốn chỉnh sửa hình ảnh, bạn có thể chỉnh sửa từ file gốc, các thay đổi sẽ được tự động cập nhật. Đặc biệt, phải đảm bảo tất cả ảnh nằm hoàn toàn trong khung hình.

file-in-an (3)
Hình ảnh cần phải nằm hoàn toàn trong khung hình

4.6. Nhãn đĩa

Nhãn đĩa cần được ghi rõ ràng và chi tiết các loại định dạng để tránh nhầm lẫn. Bạn cần ghi chú lại chính xác định dạng của từng loại đĩa như CD-R, DVD, DVD-RAM. Đối với loại đĩa DVD, DVD-RAM bạn cần ghi rõ thông tin là đĩa 1 lớp hay đĩa 2 lớp.

Như vậy bài viết trên đây đã đem đến cho bạn những lưu ý cần thiết khi chuẩn bị file in ấn để đảm bảo được chất lượng và tính chuyên nghiệp của thành phẩm cuối cùng. Hãy kiểm tra thật kỹ lưỡng trước khi in ấn để mọi thứ được hoàn chỉnh, chính xác nhất. Nếu bạn cần tư vấn, báo giá về các sản phẩm in ấn thì có thể liên hệ ngay với In Sơn Nguyên để được hỗ trợ nhanh nhất nhé!

>>> XEM THÊM: